Dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em cũng như dạy trẻ giao tiếp. Phần lớn trong số chúng ta vẫn nghĩ rằng, trẻ cần phải học thật nhiều từ vựng, thuộc thật nhiều mẫu câu, nhớ thật nhiều cấu trúc ngữ pháp như thế mới có thể giao tiếp chuẩn bằng tiếng Anh. Thực tế không phải vậy. Bản chất của việc học giao tiếp tiếng Anh cũng như cách mà ngày xưa chúng ta học tiếng mẹ đẻ. Chắc chắn bạn không bao giờ dạy con theo kiểu: Con là chủ ngữ là danh từ, yêu bố là vị ngữ, trong đó yêu là động từ, bố là danh từ… vậy con có câu “Con yêu bố.” Thường chúng ta sẽ nói những từ, câu ngắn, trẻ sẽ nghe, bắt chước nói lại, dần dần hình thành phản xạ ngôn ngữ một cách linh hoạt nhanh nhạy.
Khi dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em cũng như vậy, bạn cần ra tạo ra môi trường ngôn ngữ tiếng Anh tương tác để trẻ có thể lắng nghe sao chép và bắt chước. Và bạn cần phải tránh việc quá chú trọng vào giải thích ngữ nghĩa từ cho trẻ, hãy để trẻ “ngấm” tiếng Anh theo bối cảnh. Ví dụ thay vì cố gắng giải thích tiếng Việt cho trẻ “Apple là quả táo”. Bạn có thể đưa ra một bức ảnh có quả táo và chỉ vào và nói cả một câu “This is an apple.” Hoặc bạn có thể lấy 1 quả táo thật đưa lên và hỏi trẻ: What is this? Trả lời “This is an apple.” Việc dạy tiếng anh giao tiếp cho trẻ em cần được bắt đầu từ những đoạn hội thoại ngắn như thế này. Bạn đừng lo lắng việc có thể ban đầu trẻ chưa hiểu, hãy để trẻ quen dần, khả năng bắt chước và sao chép của trẻ là vô hạn. Đến một ngày bạn có thể sẽ phải bất ngờ về khả năng nói tiếng Anh của trẻ.
Cuối cùng, giao tiếp là quá trình tương tác tiếp xúc. Dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em không chỉ là bắt bé ngồi một góc và nói đi nói lại những mẫu câu tiếng Anh. Bạn hãy cho trẻ ra ngoài giao tiếp, có thể là tiếp xúc với những người bản xứ du lịch tại Việt Nam, hay có thể là đưa trẻ ra nước ngoài du lịch. Đôi lúc cách thức có thể chỉ đơn giản là bạn đưa trẻ tham gia vào một hoạt động tập thể mà ở đó mọi người được yêu cầu dùng tiếng Anh, có bạn bè cùng trang lứa với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ đỡ ngại, đỡ sợ việc nói tiếng Anh, hay giao tiếp tiếng Anh. Dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em không khó, nhưng cũng không dễ, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự đồng hành và quyết tâm của bố mẹ.
School children (8-10) in front of map
Theo những nghiên cứu mới đây, trẻ em thường “sợ” học tiếng bởi những lí do sau:
Trở ngại: Tuy vậy có rất nhiều trở ngại khiến trẻ em “chán” học ngoại ngữ như:
– Cảm giác không thoải mái, căng thẳng hay phân tán tư tưởng.
– Cảm giác bối rối vì những khái niệm trừu tượng khó hiểu về nguyên tắc ngữ pháp cũng như cách áp dụng chúng.
– Những hoạt động đòi hỏi chúng phải tập trung chú ý trong một thời gian dài.
– Sự nhàm chán.
– Việc giáo viên chữa lỗi quá nhiều.
Danh sách này hẳn gợi cho thầy cô nhớ đến các phương pháp giảng dạy truyền thống. Trong thực tế nghiên cứu cho thấy dạy học theo phương pháp truyền thống không có mấy tác dụng trong việc giúp trẻ học ngoại ngữ tốt hơn mà trái lại còn khiến chúng ‘chán’ thậm chí ‘sợ’ học tiếng. Sự gò ép không mấy hiệu quả khi dạy tiếng cho trẻ em. Chúng ta chỉ có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cũng như cung cấp những nguồn thông tin hữu ích, những giáo trình đã được chọn lựa cẩn thận và điều chỉnh phù hợp với lứa tuổi cùng những cơ hội luyện tập thích hợp.
Vậy giáo viên cần dạy tiếng Anh cho trẻ như thế nào?
Cách trẻ học tiếng: Để có những giờ dạy hiệu quả, người thầy không chỉ cần hiểu rõ thời điểm thích hợp hay trở ngại khiến trẻ “chán” học mà còn phải nắm được phương thức trẻ tiếp cận một ngôn ngữ. Dưới đây là những tổng kết về cách trẻ học tiếng của Isela Shipton, Alan S. Mackenzie và James Shipton – giáo viên Hội đồng Anh:
· Có nhiều cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ đó.
· Liên hệ các từ, mẫu câu với nhau và đặt chúng vào những ngữ cảnh rõ ràng, có liên quan chặt chẽ với nhau.
· Sử dụng tất cả các giác quan của bản thân, quan sát và bắt chước, theo dõi và lắng nghe.
· Khám phá, thử nghiệm, mắc lỗi và kiểm tra cách hiểu của bản thân.
· Lặp đi lặp lại và cảm thấy tự tin khi chúng thiết lập được thói quen sử dụng kiến thức mới học được.
· Cảm thấy được khích lệ, đặc biệt khi bạn bè chúng cũng đang học cùng thứ tiếng đó.
Hy vọng rằng với những gợi ý trên đây, giáo viên có thể chọn lọc những phương pháp thích hợp để việc dạy tiếng Anh cho trẻ em không còn là công việc khó khăn nữa.
Leave a Reply